Một số loài mối phổ biến ở nước ta.
Mối là một nhóm côn trùng có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có đời sống xã hội cao, chúng sống tập trung thành vương quốc sớm nhất.
Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu theo đàn. Trên thế giới có hơn 200 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà và mối đất cánh đen .Trong một tộc đoàn mối, mỗi nhóm cá thể thực hiện các chức năng riêng biệt được gọi là thành phần đẳng cấp. Đàn mối chỉ tồn tại khi có đủ các thành phần đẳng cấp. Một tộc đoàn mối thường có các đẳng cấp cơ bản sau:
1. Mối vua và mối chúa
Chuyên làm nhiệm vụ sinh sản. Mỗi tộc đoàn mối thường có 1 mối Vua và 1 mối Chúa, nhưng cũng có trường hợp trong một tộc đoàn mối có đến vài mối vua hoặc vài mối chúa. Mối Hậu có đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12-15cm), bộ phận sinh dục phát triển. Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4 - 5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8.000 - 10.000 trứng.
2. Mối thợ
Cơ thể nhỏ, các chi phát triển, mối thợ chiếm số đông , tới 70% - 80% trong đàn mối, gánh vác tất cả các công việc trong vương quốc mối như: kiếm và chế biến thức ăn, xây tổ, làm đường, chuyển trứng, nuôi mối con, hút nước....
Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng dính vào nhau để xây tổ. Có tổ mối chính và tổ mối phụ, là nơi chủ yếu để tập đoàn mối hoạt động và sinh sống. Ở Châu Phi, có loài Mối xây tổ thành gò cao trên mặt đất tới hơn 10m và rất chắc chắn tựa như pháo đài, thành lũy vậy.
3. Mối lính
Được phân hóa từ mối thợ và thường không đông có nhiệm vụ canh gác, đánh đuổi kẻ thù bảo vệ đàn. Cặp hàm trên của mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến dịch hàm tiết ra chất nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun ra làm mê đối phương. Giác quan hai bên miện của mối lính rất phát triển, khi cần mối thợ phải cho mối lính ăn.
4. Mối cánh
Đây là những cá thể sinh sản thành thục, sau khi bay phân đàn chúng cặp đôi tạo thành các tổ mối mới, độc lập với quần tộc cũ.
Thức ăn chủ yếu của Mối là chất cellulose của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hóa nhưng đường ruột của mối có một loại siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối.
Sự tồn tại của một tập đoàn mối dựa trên sự phối hợp thực hiện các chức năng một cách tự giác của các đẳng cấp. Chúng đảm bảo cho sự cân bằng về dinh dưỡng, năng lượng, vi khí hậu trong tổ, chống lại kẻ thù, đảm bảo duy trì nòi giống. Chính vì có tập tính này nên mối được gọi là côn trùng xã hội.
Nhiều công trình sắp sập vì bị mối tấn công khắp mọi nơi.
Tỉnh Quảng Nam phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để diệt mối. Tại TP.HCM, nhiều công trình kiến trúc cổ có nguy cơ sụp đổ vì mối. Sắp có chiến dịch lớn diệt mối trên cả nước.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa trích kinh phí gần 15 tỷ đồng để tập trung xử lý, diệt côn trùng hại gỗ trong khu phố cổ Hội An, trong đó, mối là loại côn trùng chiếm đa số và mật độ lớn.
Theo TS Nguyễn Tân Vương, Trung tâm nghiên cứu phòng trừ mối - Viện khoa học Thủy lợi, hằng năm có rất nhiều các công trình từ thư viện, bảo tàng đến các di tích lịch sử, nhà dân ở nước ta đứng trước nguy cơ tấn công của mối mọt. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận xử lý cho hàng trăm trường hợp bị mối tấn công.
Tại Hội An, 18/21 điểm di tích khảo sát bị phá hoại phát hiện bị tấn công bởi các loại mối mọt, hàng trăm di tích kiến trúc khác cũng đang bị xuống cấp nghiêm trọng do bị mối, mọt đục khoét từng ngày. Theo một điều tra tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, có 41 loài mối xuất hiện tại các công trình kiến trúc lăng tẩm ở Huế, trong số đó có 11 loài thường xuyên tấn công, phá hoại di tích cổ cố đô Huế. Mối ở đây, không chỉ tấn công các công trình bằng gỗ mà còn phá hoại cả các kiến trúc bằng đá, đất nung.
Tại TP HCM, chùa Giác Viên (đường Lạc Long Quân, Q.11-TP.HCM), được xây dựng từ năm 1850, hiện nay, cũng đang có nguy cơ sụp đổ do sự tấn công của mối mọt. Một số ngôi nhà cổ tại TP.HCM cũng chịu chung số phận bị xuống cấp, đơn cử như ngôi nhà cổ của bà Lê Thị Hạnh, xã An Phú Tây, Bình Chánh, có tuổi thọ thuộc vào hàng trên 100 năm, đến nay tường nhà đã bị sụt lở, phần cột kèo rui mè đã bị hư hỏng nặng, Toàn bộ phần kèo nối với các cột cái chống đỡ mái ngói đã bị mối ăn ruỗng hết bên trong, Một số chân cột cái có dấu hiệu bị mối ăn từ bên trong, có nguy cơ bị sụp đổ.
Tiến sĩ Vương cho biết, hiện Trung tâm nghiên cứu phòng trừ mối đang chuẩn bị cho những chiến dịch lớn diệt trừ mối trên khắp cả nước như khu phố cổ Hội An; khách sạn KS 5 sao Nam Hải (Đà Nẵng); Đình Chu Quyến (Hà Nội); khu phổ cổ Hà Nội …
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Công ty TNHH MTV Trừ Mối Và Con Trùng Minh Quân
Địa chỉ: 23/66/7 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 0906 718 372 - 0938 122 287 - Mr.Phương
Email: dietcontrungvip@gmail.com
Website: www.dietcontrungvip.com