Kiến là loài côn trùng có tập tính xã
hội thuộc họ Formicidae có họ hàng với loài ong, thuộc bộ Hymenoptera.
Có khoảng 12.000 loài kiến, đa số các loài kiến phân bổ ở vùng nhiệt
đới.
Chúng được biết đến do tính tổ chức cao
trong tập đoàn kiến, có những tổ kiến có đến hàng triệu cá thể. Các tập
đoàn kiến thường chiếm cứ 1 khu vực rộng lớn. Tổ kiến thường được mô tả
như một siêu tổ chức vì chúng được vận hành như một thể thống nhất.
Kiến có thể thấy hầu hết mọi nơi trên
Trái Đất. Những nơi không có sự tồn tại của các loài kiến bản địa là Nam
cực, Greenland, Iceland, một số khu vực của Polynesia, quần đảo Hawaii
và một số đảo hẻo lánh hay các đảo không thuận lợi cho sự sống.
Mối, đôi khi được gọi là Kiến trắng, không có mối quan hệ gần gũi với kiến mặc dù 2 loài này có cấu trúc xã hội giống nhau.
Sự tiến hóa.
Họ Formicidae thuộc bộ Hymenoptera.
Phân tích về sinh học giống loài chỉ ra rằng kiến tiến hóa từ vespoids ở
giữa kỷ Phấn trắng khoảng 120 – 170 triệu năm trước đây sau khi các cây
hạt kín xuất hiện các đây khoảng 100 triệu năm, kiến đã phân chia thành
nhiều loài và thống trị thế giới sinh vật khoảng 60 triệu năm trước
đây. Nhiều hóa thạch từ kỷ Phấn trắng là lớp trung gian giữa kiến và
ong, đã cung cấp thêm bằng chứng về nguồn gốc của loài ong.
Hình thái học.
Về mặt hình thái, kiến được phân biệt
với các côn trùng khác bởi đôi râu gấp khúc và cơ thể chia thành 2 phần
rõ rệt nối với nhau bởi phần eo rất hẹp. Phần eo được tạo bởi 1 hay 2
đốt.
Cơ thể kiến giống như các loài côn trùng
khác bao gồm một bộ xương ngoài bao bọc toàn bộ cơ thể và một bộ phận
để kết nối các cơ, khác với cấu tạo bộ xương bên trong của người và
những động vật có xương sống khác. Côn trùng không có phổi, ôxy và khí
CO2 được trao đổi thông qua các lỗ tí hon ở bộ xương ngoài, còn gọi là lỗ thở.
Cơ thể kiến chia làm 3 phần : Đầu, ngực và bụng.
Đầu kiến có nhiều cơ quan cảm giác.
Giống như hầu hết các loài côn trùng, kiến có đôi mắt kép, gồm nhiều
thấu kính nhỏ kết hợp lại với nhau giúp chúng phát hiện sự chuyển động
rất tốt. Chúng cũng có 3 mắt đơn ở trên đỉnh đầu giúp chúng cảm nhận
cường độ của ánh sáng. Râu của kiến là cơ quan đặc biệt giúp chúng giao
tiếp, phát hiện hóa chất, mùi được tiết ra từ các cá thể kiến khác. Râu
cũng là cơ quan cảm nhận giúp chúng nhận biết được sự vật xung quanh.
Đầu còn có đôi hàm khỏe, hàm dưới, dùng để mang thức ăn, xây tổ và để
bảo vệ tổ.
Phần ngực có 3 đôi chân, ở cuối mỗi chân
có hình dạng như các móc giúp kiến có thể leo trèo dễ dàng. Kiến chúa
và kiến đực còn có thêm đôi cánh.
Phần bụng là nơi có nhiều cơ quan quan
trọng, bao gồm cả cơ quan sinh sản. Hầu hết các loài kiến có ngòi dùng
để chích hóa chất làm tê liệt con mồi hay để bảo vệ tổ.
Sự phát triển.
Vòng đời của kiến bắt đầu từ trứng. Nếu
trứng được thụ tinh sẽ nở thành kiến cái, nếu không sẽ thành kiến đực.
Kiến là loài côn trùng có vòng đời thuộc dạng “biến thái hoàn toàn”,
vòng đời trải qua các giai đoạn : trứng – ấu trùng – nhộng – con trưởng
thành. Giai đoạn ấu trùng hoàn toàn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của các cá
thể khác trong tổ, vì chúng không có chân. Sự khác biệt giữa kiến Chúa
và kiến thợ (cả 2 đều là giống cái) và các đẳng cấp kiến thợ khác nhau
phụ thuộc vào sự nuôi nấng, chăm sóc trong giai đoạn ấu trùng. Thức ăn
được cung cấp cho ấu trùng qua quá trình trao đổi thức ăn, kiến thợ sẽ ợ
thức ăn để nuôi ấu trùng. Đây cũng là cách trao đổi thức ăn giữa các
con trưởng thành trong tổ kiến. Ấu trùng và nhộng cần được giữ trong một
nhiệt độ ổn định để đảm bảo cho sự phát triển của chúng. Do đó, chúng
thường được di chuyển để hoán đổi vị trí giữa các khoang trong tổ kiến.
Một con kiến thợ trưởng thành thường sử
dụng một vài ngày đầu để chăm sóc kiến Chúa và con non. Sau đó chúng sẽ
chuyển sang làm công việc đào hang hay những công việc khác trong tổ
kiến, tiếp đó là đi kiếm thức ăn và bảo vệ tổ kiến. Sự thay đổi chức
năng đôi khi diễn ra một cách đột ngột và được định nghĩa là đẳng cấp
kiến thời vụ. Giả thuyết cho sự thay đổi này diễn ra là do tỉ lệ kiến bị
chết trong khi đi kiếm thức ăn tăng cao. Ở một số loài kiến, đẳng cấp
kiến được phân theo kích cỡ. Kiến thợ phát triển theo những kích thước
khác nhau : cỡ nhỏ, cỡ vừa và cỡ lớn. Thường thì những con kiến lớn sẽ
phát triển không đồng đều với cái đầu lớn hơn, mang một đôi hàm lớn. Các
cá thể này đôi khi gọi là “kiến lính” vì đôi càng to khỏe khiến cho
chúng bảo vệ tổ hiệu quả hơn mặc dù chúng vẫn chỉ là kiến thợ và những
vụ của chúng cũng không có khác biệt lớn với các kiến thợ cỡ nhỏ hay cỡ
vừa.
Ở hầu hết các loài kiến thường gặp
thường được tổ chức theo cách chỉ có kiến Chúa và kiến sinh sản mới có
khả năng giao phối. Trái ngược với sự hiểu biết của nhiều người, một số
tổ kiến có nhiều kiến Chúa. Kiến đực cùng với những con cái có khả năng
sinh sản có cánh chúng không làm bất cứ công việc gì ngoài ăn và giao
phối. Đến thời điểm thích hợp, các con đực cùng với kiến cái có khả năng
sinh sản (ngoại trừ kiến Chúa) sẽ bay ra khỏi tổ. Việc giao phối được
thực hiện trong khi bay và con đực chết sau đó không lâu. Những con cái
sau khi đáp xuống đất sẽ tìm một nơi thích hợp để thiết lập tổ kiến mới.
Lứa kiến thợ đầu tiên thường yếu và có kích thước nhỏ hơn các lứa sau
và chúng bắt đầu ngay công việc mở rộng tổ, tìm kiếm thức ăn và chăm sóc
trứng,… Đây là cách mà đa số các tổ kiến được hình thành. Ở một số loài
kiến có nhiều kiến Chúa, tổ kiến mới có thể được hình thành bằng cách 1
con kiến Chúa tách khỏi tổ cũ cùng với một số lớn kiến thợ để tìm vị
trí mới lập tổ.
Tập đoàn kiến có thể tồn tại trong thời
gian dài. Kiến Chúa có thể sống đến 30 năm, trong khi kiến thợ sống từ
1-3 năm. Con đực chỉ sống 1 vài tuần.
Tập tính và đặc điểm sinh thái
Kiến liên lạc với nhau qua hóa chất gọi là pheromone.
Giống như những loài côn trùng khác, kiến “ngửi” qua bộ râu dài và mỏng
rất linh hoạt. Đôi râu cung cấp cho kiến thông tin về môi trường xung
quanh. Vì phần lớn thời gian sống của kiến tiếp xúc với đất nên bề mặt
đất là nơi thích hợp để chúng để lại dấu vết bằng pheromone giúp những
cá thể khác dễ dàng lần theo. Với những loài kiến kiếm ăn theo bầy, khi
tìm được nguồn thức ăn những con kiến sẽ liên tục để lại dấu vết trên
đường mang thức ăn trở về tổ để những cá thể khác lần theo đến chỗ có
thức ăn. Khi nguồn thức ăn đã hết, dấu vết sẽ không được để lại bởi
những con kiến trở về tổ do đó dấu vết sẽ từ từ mất đi. Thói quen này
giúp kiến thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Khi dấu vết dẫn đến
nguồn thức ăn bị làm gián đoạn (bị mất hay bị vật cản,…) kiến sẽ tìm
lối đi mới đến nguồn thức ăn. Nếu thành công, chúng sẽ để lại dấu vết
trên con đường mới này cho những cá thể khác đi theo và mỗi con kiến lại
tiếp tục để lại pheromone trên lối đi này. Vị trí của tổ được kiến xác
định theo sự ghi nhớ về địa hình cũng nhưng là vị trí của mặt trời.
Kiến cũng sử dụng pheromone cho những
mục đích khác. Một con kiến bị thương nặng khi bảo vệ tổ sẽ thải ra
pheromone có nồng độ cao, như một tín hiệu báo động, để gửi tín hiệu tấn
công dữ dội kẻ địch cho những con kiến gần đó; nếu với nồng độ thấp thì
chỉ có ý nghĩa gây sự chú ý mà thôi. Ở một số loài kiến, chúng còn tiết
ra pheromone nhằm mục đích khiến cho kẻ thù tự tấn công lẫn nhau.
Pheromone cũng được để lại trong thức ăn
trong quá trình kiến trao đổi thức ăn với những cá thể khác để cung cấp
thông tin về tình trạng sức khỏe của một cá thể kiến nào đó. Kiến cũng
có thể phát hiện một cá thể kiến nào đó thuộc về đẳng cấp kiến nào trong
tổ. Khi con kiến Chúa ngưng tiết ra một loại phromone đặc biệt thì kiến
thợ sẽ tập trung vào con kiến Chúa mới.
Tự vệ
Kiến tấn công các loài khác và bảo vệ tổ bằng cách dùng đôi hàm để cắn và ở nhiều loài kiến chúng còn sử dụng cách tiêm nọc độc.
Bên cách việc tự vệ chống lại các mối
nguy hiểm bên ngoài, kiến cũng cần bảo vệ tổ chống lại các sinh vật gây
bệnh. Một số kiến thợ có nhiệm vụ duy trì tình trạng vệ sinh của tổ
kiến, công việc của chúng bao gồm cả việc dọn dẹp các xác kiến chết
trong tổ.
Tổ kiến cũng được bảo vệ chống lại các
mối đe dọa của tự nhiên như lụt bởi cấu trúc phức tạp của lối ra vào hay
có những khoang đặc biệt để thoát hiểm khi bị ngập nước.
Cấu trúc tổ kiến.
Trong một số loài kiến xây dựng những
cái tổ phức tạp với nhiều lối đi lại, một số loài khác thường du cư và
không xây tổ cố định. Nhiều loài kiến làm tổ dưới đất hay trên cây. Tổ
kiến có thể nằm trên mặt đất với các ụ, gò ở lối vào tổ; bên dưới tảng
đá, trong các cấu trúc rỗng,… Vật liệu dùng để xây tổ gồm có đất, cây,…
và chúng thường chọn lựa kỹ càng nơi làm tổ.
Kiến và con người.
Kiến rất hữu ích trong việc tiêu diệt
các côn trùng gây hại và làm thông thoáng đất. Mặt khác, chúng cũng gây
phiền phức cho chúng ta khi chúng xâm nhập nhà, sân vườn,…
Kiến Carpenter khi làm tổ trong vật dụng bằng gỗ làm cho đồ gỗ bị rỗng và hư hỏng.
Một số nơi trên thế giới, người ta dùng kiến để khâu vết thương.
Kiến cũng được một số dân tộc dùng làm thức ăn.
Diệt côn trùng giá rẻ Minh Quân
Mọi chi tiết liên hệ :
CÔNG TY DIỆT MỐI MINH QUÂN - MQ PEST CONTROL
23/66/7 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. HCM, Việt Nam
0906 718 372 - 0938 122 287
Email: dietcontrungvip@gmail.com
Website: www.dietcontrungvip.com
0906 718 372 - 0938 122 287
Email: dietcontrungvip@gmail.com
Website: www.dietcontrungvip.com